Không như nghề thợ may ,nghề thợ bạc,thợ dệt..ca cải lương….đều có ông tổ nghề ,có ngày giỗ tổ cùng các nghi thức cúng tổ trọng đại.Hiện giờ nếu hỏi một người thợ khoá thâm niên trong nghề cũng chẳng ai rõ ông tổ nghề mình là ai ,ngày nào là ngày giỗ tổ.chỉ thấy rằng mỗi sáng ,bắt đầu ngày làm việc thì nhiều thợ hay cúng một ly cà phê ,một điếu thuốc lá gọi là cúng tổ ,hoặc là cúng ông thần tài cho việc làm ăn hôm đó đuọc may mắn.kiếm đuọc nhiều tiền về nuôi vợ con.
Sài-gòn,nay là tp HCM ,có lẽ là nơi tập trung nhiều thợ khoá nhất nước,và theo thăm dò thì cũng là tay nghề cao nhất nước có lẽ vì là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn minh của nhiều nước nên tập trung một lượng lớn của rất nhiều chủng loại khoá.Đáp ứng điều này,thợ khoá Saigon cũng phải liên tục học hỏi để tay nghề ngày càng cao mới bám trụ nổi ở TP,và không bị tụt hậu.
Nghề khoá,tuy rất nhẹ nhàng,người kém sức,hay lớn tuổi cũng có thể làm,nhưng không phải ai làm cũng được.Nghề KHOÁ này trước hết đòi hỏi một tính tình nhẫn nại ,phải có một tí tò mò và ham hiểu biết,tìm tòi,sau hết mới là lòng yêu nghề(vì anh chưa vào nghề thì anh biết gì mà yêu???).và quan trọng nhất là không có tính gian tham,vì nếu có thì anh sẽ sớm vào nhà đá thôi.
Và nghề này,tuy không ai cấm mà cũng hiếm thấy phụ nữ.Có lẽ ở TP chỉ khoảng 10 người.Có lẽ vì lý do an ninh chăng??? Và có cô thợ khóa xinh đẹp nào dám vào tận phòng ngủ mở khóa khi chỉ có một người đàn ông trong phòng???
Thợ khoá Sàigon hiện nay đa số là thợ trẻ,nên sự năng động,hăng hái có thừa.nhưng kinh nghiệm lại thiếu.Không phải thiếu kinh nghiệm để xử lý với loại khoá lạ hoặc khó,mà là thiếu kinh nghiệm để nhận biết đâu là khách hàng thật, đâu là khách hàng gian,gọi thợ mở khoá để ”nhập nha” và ai là khách hàng yêu cầu mở khoá xe để “đá xế”
Cánh thợ lâu năm,và lớn tuổi hỏi ra ông nào cũng có vài lần bị Công an mời lên “làm việc”.Nhẹ thì viết 3 tờ kiểm điểm rồi về.Nếu có tình tiết tăng nặng thì vài tháng đến vài năm là thường.Xin mở ngoặc tình tiết tăng nặng ở đây là :anh chỉ làm có một cái chìa hay mở có 1 cái khoá không mà lấy giá gì đến tiền triệu lận????.
Muốn làm một thợ khoá chân chất là anh phải biết cảnh giác và phải biết từ chối những phi vụ có tính chất và số thù lao được đề nghị lớn bất thường.
Vào năm 1975,khi có ý định bước chân vào nghề,tôi được một lão sư phụ thuyết giáo một điều,và cũng chính vì đều này mà tôi chọn nghề khoá cho đến ngày nay là 37 năm.Lão sư phụ thuyết rằng:Một thằng nhà giầu,nhà nó có nhiều tài sản,nó quản không xuể ,nó phải khoá lại sợ chúng chôm,thằng nhà nghèo nó chỉ có cái xà lỏn ,chúng lấy mất thì nó ở truồng à? Thế thì nó cũng phải xài khoá.Tao hỏi mày,mày có tham không???,không nhiều thì ít vẫn có chứ ,đúng không?có điều nếu hồi nhỏ đi học,mày được học môn Đạo đức kỹ thì mày kềm chế lòng tham được.Lão sư phụ chia động từ: Tôi tham ,anh tham ,nó tham ,chúng tôi tham,các anh tham ,chúng nó tham,và nói túm lại là chẳng có thằng nào không tham cả,chỉ có là chưa có thời cơ thôi.Đã là con người thì Tham,Sân,Si có đủ.Vậy thì thế giới này khi nào còn con người thì vẫn còn lòng tham,mà còn lòng tham thì vẫn phải xài khoá,mà còn phải xài khoá thì mày vẫn có thể ung dung mà kiếm sống được bằng nghề này.Chí lý ,chí lý,thế là tôi bái lão sư phụ đó làm thày.Đó là ông Hai Lé,thợ khoá có tiếng lúc bấy giờ ở chợ Trương minh Giảng.
Lớp thợ khoá xưa ,trước 75 ,bây giờ chỉ còn đuọc vài người còn bám nghề.Theo tôi được biết thì còn ông Ngọc Dung hành nghề ở bùng binh Lăng cha Cả , đường Trương minh Ký, nay là cuối đường Lê văn Sỹ,Tân Bình), và anh Cẩm, khởi nghiệp trước 1975 trên chiếc xe đạp cọc cạch khắp Sài gòn.Còn lớp thợ kiếm sống bằng nghề khoá sau 1975 thì tương đối có nhiều hơn.Có thể kể những tên tuổi kỳ cựu như :anh Ba Tiền,một thời làm mưa làm gió với két sắt ,a Xay chuyên gia két sắt ,anh Khánh,chuyên tân trang khoá cháy ở tổng kho Long Bình.,Hữu Thiết ,anh Dũng ngã Bảy Lý thái Tổ,anh An chợ Xã Tây,anh Nguyên chuyên trị xe hơi ở sau chợ Bến Thành,anh Tùng ,anh Tiến và Hoà sửa khoá,Lê văn Sỹ.
Có một giai thoại rất lý thú là có hai chàng thanh niên cùng muốn học nghề của một ông thày chìa khoá.ngặt nỗi ông thày chỉ có thể nhận một người mà thôi.Thế là ông thày rủ hai chàng vào nhà của khách xem ông mở khoá két sắt.Sau một lúc lạch cạch ông thày mở bung được cửa két.Hai chàng trai căng mắt ra quan sát.
Lúc về nhà ông thày hỏi hai chàng có thấy cách ông mở ,và biết được gì không?.Chàng trai thứ nhất gãi đầu thưa:Dạ…dạ…có thấy nhưng còn nhiều cái chưa thông lắm.Anh chàng thứ hai ấp úng : Dạ con chẳng hiểu gì cả.
Ông thày hỏi thêm câu thứ hai: Thế trong két có gì vậy? Anh chàng thứ nhất nhún vai :dạ,không biết ạ!!!,và anh chàng thứ hai nhanh nhẩu đáp : Xời,chẳng có cái cóc khô gì cả,ngoài đống giấy tờ gì đó thì chỉ có vài mươi ngàn tiền lẻ để trong góc tủ thôi.
Sau đó ông thầy quyết định nhận chàng trai thứ nhất học việc,vì nhận thấy anh nầy chỉ chú ý đến công việc chính mà mắt không láo liên quan sát thứ khác.
Bởi thế trong làng khoá,thợ giỏi giang thì cũng chỉ có cuộc sống thoải mái thôi chứ khó có thợ nào làm giầu được.
Có nhiều người chưa biết nên thường đồng hoá thợ khoá và dân ăn trộm.Nhưng xin thưa rõ cũng cùng là Hacker ,nhưng thợ khoá là hacker mũ trắng,và ăn trộm thì mũ đen.Khác nhau chứ,thợ khoá thì giúp gia chủ bảo vệ tài sản,còn ăn trộm thì ngược lại
Nhưng,nghề nào cũng vậy,cũng phải tuân theo quy luật đào thải,tre già thì măng mọc.Lớp thợ khoá sau này nổi lên rất nhiều thợ giỏi như anh Tùng ở quận 2,anh Quốc,anh Cẩm ở Tân Phú.Địa bàn quận Gò Vấp thì chẳng ai qua mặt được anh Chúng,chợ Gò vấp.Và anh Tiến,quận 2,chuyên trị đủ loại khoá dữ dằn,và các loại xe hơi đời mới.
Nói đến thợ khoá Sài-gòn,không thể không kể đến phố thợ khoá đường Hiệp Nghĩa,Q5,cả chục gian hàng khoá tập trung rất đông vui.Nơi đây không ai có thể không biết gian hàng của gia đình Hậu Ký,ngày trước có thể mở bung cửa xe của Nguyễn văn Mười Hai mà các thợ Sài-gòn đều “pó tay”
Ở Sài-gòn,thợ khoá nhiều là vậy ,nhưng chưa thành lập được một hiệp hội hay là một câu lạc bộ thợ khoá ,để anh em thợ khoá biết nhau và có thể cùng nhau trao đổi kinh nghiệm,học hỏi lẫn nhau để tay nghề ngày càng nâng cao.
Thợ khoá Saigon ,từ xưa đến nay toàn được đào tạo theo lối truyền nghề,không bài,không bản nên kiến thức không đồng đều, đồ nghề thợ khoá cũng phải tự tạo là chính nên khó có thể phát triển như thợ khoá các nước khác.
Nghề khoá ,thiết nghĩ nên được Nhà Nước quan tâm cho mở những khoá đào tạo bài bản,(nhất là phần đạo đức nghề nghiệp) thì thiết nghĩ chất lượng phục vụ sẽ tốt hơn,và hạn chế được những tiêu cực,và cũng dễ quản lý hơn.
Sửu tầm từ bác Hòa Sửa Khóa – suakhoa.vn